Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Cách làm chậu xi măng

Chỉ một chút khéo tay cùng một số vật liệu đơn giản là bạn đã có thể tự làm cho mình những chiếc chậu cảnh xi măng xinh xắn. Cùng thử nhé!

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu như sau:

Đất sét

Tôn (nên dùng loại tôn lợp nhà)

Kéo cắt tôn, thước, dao, giũa, giấy, bút

Các cách tiến hành như sau:

Bước 1: Tạo phôi và phác thảo 

Bạn tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất sét với hình dáng và kích thước theo trí tưởng tượng và cách sáng tạo của mình. Từ mẫu phôi này chúng ta sẽ tạo ra khuôn chậu và từ khuôn chậu sẽ tạo ra chiếc chậu với hình dạng như phôi đã làm ban đầu.

Để tạo ra phôi mẫu thì chúng ta sẽ phác thảo hình dạng của nó. Bạn có thể tham khảo các hình dạng chậu trên Google hình ảnh rồi vẽ ra giấy và chỉnh sửa theo ý muốn của mình, sau đó dùng thước đo và vẽ hình dạng cho tấm nạo trên giấy và cắt tỉa đường rìa cho nó.

Bước 2: Tạo tấm nạo bằng tôn


 

 



Bạn vẽ lại đường rìa của tấm nạo đã vẽ lên tấm tôn cho thật chính xác, sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ đó. Sau đó lấy giũa chỉnh sửa lại cho đẹp và gọn gàng. Chúng ta sẽ tạo nên 2 tấm nạo, một tấm dùng mặt ngoài để làm phôi chậu, một tấm dùng mặt trong để làm chậu.

Bước 3: 

Dùng bút dạ để vẽ kích thước bao ngoài của chậu mẫu lên một bề mặt phẳng.


 

 

 



Bước 4: Tiến hành đắp phôi đất

Chúng ta sẽ nhào đất sét với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên theo hình bao đã vẽ trên mặt phẳng. Trong khi đắp thì dùng tấm nạo để căn kích thước cho mô đất. Tiếp đó để tạo đường nét cho phôi mẫu thì bạn lất nạo để cạo bề mặt của mô đất, chỉ cần nạo đều tay là được, căn cứ vào vết vẽ trên mặt phẳng mà làm chuẩn, nạo cho tới khi lộ nét vẽ ra là được. Để nạo nhanh và dễ dàng hơn thì bạn có thể dùng bình phun nước trong khi nạo, như vậy cũng sẽ tạo ra những vết nạo mịn hơn.


 

 

 







Để tạo những đường nét như ý muốn trên thân chậu, bạn nên dùng dao nhỏ để khắc. Khi chạm khắc thì bạn cũng cần lưu ý đến việc những đường nét đó sẽ đảm bảo cho việc tháo khuôn để làm chậu.

Bước 5: Bôi lớp chống dính


 

 

 



Khi phôi còn mềm, chúng ta sẽ bôi lớp chống dính và làm khuôn cho chậu. Không nên để đến khi phôi khô rồi mới làm khuôn vì sẽ gây nứt phôi và khó tạo khuôn.

Sử dụng mỡ chống dính để bôi lên phôi, bạn có thể dùng loại mỡ cơ khí mà chúng ta vẫn thường dùng để bôi cho xích xe đạp

Bước 6: Tạo 
khuôn chậu xi măng

Dùng xi măng nguyên chất đắp lên bề mặt khuôn bên ngoài. Bạn nhào vữa xi măng rồi đắp lên mặt ngoài của phôi chậu bằng tay. Khi đắp nên đeo găng tay cao su để không bị xi măng “ăn tay”.Tiếp theo vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn.

 

 

 



Để đảm bảo độ dày đồng đều cho khuôn thì bạn nên dùng bút để vẽ một đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, sau đó tiến hành tương tự như bước làm phôi mẫu và dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, đến khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là được.

Tiến hành cắt khuôn thành cách mảnh. Tùy vào hình dạng của chậu và các chi tiết hoa văn đã tạo mà bạn có thể quyết định nên cắt khuôn thành mấy mảnh. Tuy nhiên nên nhớ là càng ít mảnh càng tốt.


 

 

 





Tiếp theo chúng ta sẽ dùng dao để cắt khuôn. Cắt xong chúng ta sẽ đánh dấu số thứ tự của các miếng khuôn để khi lắp vào sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lắp khuôn thì đợi xi khô (khoảng 2 ngày sau) thì chúng ta có thể tháo khuôn ra

Link: http://www.chaucaycanh.net/cach-lam-chau-xi-mang-ar-12.aspx
 
 

 

chaucaycanh.net

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Giới Thiệu Cơ sở chậu kiểng, Chậu cây cảnh Phát Khương


Giới Thiệu Cơ sở chậu kiểng, Chậu cây cảnh Phát Khương


Cơ sở chậu kiểng, Chậu cây cảnh Phát Khương của Chúng Tôi được biết đến như một nhà cung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực chậu cây cảnh cũng như chậu kiểng nói chung, đáp ứng mọi nhu cầu cho người chơi cây cảnh, các vườn kiểng, hội sinh vật cảnh, công trình, cơ quan, xí nghiệp và cá nhân....

Chậu cây cảnh Phát Khương luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại chậu xi măng. Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Một số mẫu được cộng đồng chơi cây cảnh đánh giá cao như: Chậu bát giác, Chậu chữ nhật, Chậu vuông, và đặt biệt là Chậu Huế với kiểu chậu mang phong cách cổ rất được giới sinh vật cảnh chuộng trong những năm qua....Chất lượng đã được khẳng đinh sau 20 năm hình thành và phát triển. Cơ sở chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị những ai quan tâm đến chậu kiểng. 

Chậu cây cảnh phát khương chúng tôi. Tìm đối tác để tiêu thụ bán sỉ, lẻ... sản phẩm 
chậu kiểng làm từ chất liệu xi măng. 

 


Giới Thiệu Cơ sở chậu kiểng, Chậu cây cảnh Phát Khương
 

Phần nào bên cạnh việc sản xuất chậu cảnh cở sở còn mở các khóa học đào tạo dạy nghề làm chậu cảnh, hoặc chuyển giao công nghệ làm chậu xi măng, và cung cấp các loại khuôn chậu chất liệu bằng thép, kim loại... bền đẹp với nhiều mẫu mã đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về khuôn chậu cho tất cả các xưởng sản xuất trên toàn quốc....

Song song với hoạt động sản xuất chậu cảnh, chúng tôi còn tham gia các hoạt động giao lưu sinh vật cảnh, trao đổi kinh nghiệm, kỉ năng chăm sóc, tạo dáng cây cảnh. Với phương châm hoạt động của Chậu cây cảnh Phát Khương: "Lấy sự hoài Lòng Của Khách Hàng, Là Động Lực Để Sản Xuất".


 


Giới Thiệu Cơ sở chậu kiểng, Chậu cây cảnh Phát Khương
 

Thấu hiểu được những vai trò quan trọng đó của chậu bonsai và nhằm mang lại cho những ai yêu và gắn bó với nghệ thuật bonsai sự lựa chọn đa dạng và phong phú nhất, cơ sở sản xuất chậu xi măng, chậu kiểng Phát Khương  đã ra đời.

Là một cơ sở có kinh nghiệm 20 năm trong nghề, chúng tôi không những mang lại cho bạn những mẫu chậu đảm bảo chất lượng về độ bền, tinh xảo, mà còn đáp ứng được những yêu cầu về mặt thẩm mĩ, phù hợp với nhiều loại cây, nhiều không gian trưng bày.

Đến với cơ sở 
chậu kiểng Phát Khương, bạn không những được tư vấn chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, mà còn được hưởng một mức giá cạnh tranh và phục vụ với thái độ chuyên nghiệp nhất!

Chúng tôi nhận đơn hàng trực tiếp và giải quyết nhanh chóng tất cả các đơn hàng qua điện thoại một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp!

Liên hệ ngay hôm nay để sớm chọn được sản phẩm tốt nhất cho mình!

Mọi chi tiết xin liên hệ: Số đt 097-557-3199 (Ms. Hường) 0978-768-529 (Mr. Khương) hoặc email: ithanhkhuong@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất. 


 


 

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Chau kieng , chau xi mang , chậu kiểng làm thủ công



Cơ sở chậu kiểng Phát Khương, chúng tôi đang cần tìm đối tác để tiêu thụ và bán sỉ, lẻ... sản phẩm chậu kiểng làm từ chất liệu xi măng.

Với mẫu mã đa dạng, chất lượng đã được khẳng đinh sau 20 năm hình thành và phát triển. Cơ sở chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị những ai quan tâm đến chậu kiểng.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Số đt 097-557-3199  0978-768-529 (Mr. Khương)

hoặc email: 
[email]ithanhkhuong@gmail.com[/email] để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất. 

Cám ơn đã đọc tin.



Chậu Huế








Chậu chữ nhật







Chậu bát giác hót






Mọi chi tiết xin liên hệ: Số đt 0978-768-529 097-557-3199 hoặc email: [email]ithanhkhuong@gmail.com[/email] để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất. 

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

chaucaycanh.net - Những tiêu chí đánh giá chậu bonsai đẹp

Cái đẹp vốn không có giới hạn, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Thế nhưng ở một phạm trù nào đó cái đẹp lại có những chuẩn mực riêng để con người hướng đến những chuẩn mực ấy. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh giá một chậu cây bonsai đẹp, hãy cùng theo giỏi nhé!
 
1.Cổ mộc :
 
Cổ mộc hay còn gọi là cổ thụ, ý chỉ thời gian tồn tại của cây bonsai ấy như thế nào, nó đã đạt đến sự cổ lão hay chưa. Thông thường chúng ta thường gặp hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là cổ lão nhân tạo tức là dùng những biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ của thân cây trở nên sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, rêu mốc…Việc làm này nếu khéo léo có thể đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao, tuy nhiên độ cổ lão của nó không diễn ra đồng bộ mà chỉ ở một phần nào đó mà thôi, vì vậy mà nó rất dễ nhận ra.
 
Còn cỗ lão tự nhiên là do sự thay đổi của thời gian cây bonsai đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng loạt. Sau một quá trình cắt tỉa nhiều lần nên trên các đốt của cành, nhánh, dăm bị chùn ngắn lại, bộ lá cũng sẽ thu nhỏ lại một các tự nhiên dù rằng bình thường nó khá lớn. Nhìn tổng thể toàn thân cây như bị đanh lại, thể hiện được sự phong trần theo năm tháng. So với cây cỗ lão nhân tạo thì cây cỗ lão tự nhiên quý hơn rất nhiều. Nó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
 
2.Kỳ mộc :
 
Đây cũng là một yêu cầu chung trong nghệ thuật cây cảnh, nó giúp cho loại cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, đơn điệu và tạo nên một kỳ mộc. Kỳ chính là đường nét được vặn xoát, khoảng gập có phần đột ngột và hơi dị thường, những chiếc rễ cũng được nổi lên trên mặt đất. Kỳ do hai khả năng tác động nên, một là yếu tố tự nhiên, do môi trường sống khắc khổ hình thành, những người trồng bonsai chuyên nghiệp đã tận dụng và khai thác nó một cách triệt đểm phô diễn đường nét tự nhiên của nó. 
 
Hai là do con người tạo ra từ một chậu bonsai bình thường người nghệ nhân đã dùng óc sáng tạo cảu mình để làm nên những đường nét kỳ lạ, tạo sự độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc. Mặc dù không thể nào sánh bằng so với việc tạo nên từ tự nhiên, tuy nhiên sự kỳ lạ của nhân tạo cũng được đánh giá khá cao.
 
3. Mỹ 
 
Đây chính là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, hình dáng của cây. Nó không chỉ bắt mắt mà khi nhìn tạo được sự thiện cảm, ấn tượng cũng như cảm xúc mạnh cho người xem. Hình dáng của nó làm sao để tôn lên được giá trị của cổ và kỳ, dù cổ và kỳ có lớn đến đâu mà hình tổng thể yếu thì giá trị của nó cũng sẽ bị giảm đi. 
 
Thiết nghĩ chỉ với ba tiêu chí trên cũng đủ để đánh giá vẻ đẹp của chậu cây cảnh nghệ thuật là như thến nào, tuy nhiên cũng có một số tài liệu nói về tiêu chí “Văn” hay còn gọi là chủ đề của cây. Khi cây có giá trị về nghệ thuật và tên lại hay thì quả là một điều hoàn hảo, thế những đôi khi cũng nên để chủ đề “mở” để mỗi người thưởng thức lại có những liên tưởng riêng.

http://www.chaucaycanh.net/nhung-tieu-chi-danh-gia-chau-bonsai-dep-ar-23.aspx


 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Những tiêu chí đánh giá chậu bonsai đẹp

Cái đẹp vốn không có giới hạn, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Thế nhưng ở một phạm trù nào đó cái đẹp lại có những chuẩn mực riêng để con người hướng đến những chuẩn mực ấy. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh giá một chậu cây bonsai đẹp, hãy cùng theo giỏi nhé!
 
1.Cổ mộc :
 
Cổ mộc hay còn gọi là cổ thụ, ý chỉ thời gian tồn tại của cây bonsai ấy như thế nào, nó đã đạt đến sự cổ lão hay chưa. Thông thường chúng ta thường gặp hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là cổ lão nhân tạo tức là dùng những biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ của thân cây trở nên sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, rêu mốc…Việc làm này nếu khéo léo có thể đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao, tuy nhiên độ cổ lão của nó không diễn ra đồng bộ mà chỉ ở một phần nào đó mà thôi, vì vậy mà nó rất dễ nhận ra.
 
Còn cỗ lão tự nhiên là do sự thay đổi của thời gian cây bonsai đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng loạt. Sau một quá trình cắt tỉa nhiều lần nên trên các đốt của cành, nhánh, dăm bị chùn ngắn lại, bộ lá cũng sẽ thu nhỏ lại một các tự nhiên dù rằng bình thường nó khá lớn. Nhìn tổng thể toàn thân cây như bị đanh lại, thể hiện được sự phong trần theo năm tháng. So với cây cỗ lão nhân tạo thì cây cỗ lão tự nhiên quý hơn rất nhiều. Nó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
 
2.Kỳ mộc :
 
Đây cũng là một yêu cầu chung trong nghệ thuật cây cảnh, nó giúp cho loại cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, đơn điệu và tạo nên một kỳ mộc. Kỳ chính là đường nét được vặn xoát, khoảng gập có phần đột ngột và hơi dị thường, những chiếc rễ cũng được nổi lên trên mặt đất. Kỳ do hai khả năng tác động nên, một là yếu tố tự nhiên, do môi trường sống khắc khổ hình thành, những người trồng bonsai chuyên nghiệp đã tận dụng và khai thác nó một cách triệt đểm phô diễn đường nét tự nhiên của nó. 
 
Hai là do con người tạo ra từ một chậu bonsai bình thường người nghệ nhân đã dùng óc sáng tạo cảu mình để làm nên những đường nét kỳ lạ, tạo sự độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc. Mặc dù không thể nào sánh bằng so với việc tạo nên từ tự nhiên, tuy nhiên sự kỳ lạ của nhân tạo cũng được đánh giá khá cao.
 
3. Mỹ 
 
Đây chính là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, hình dáng của cây. Nó không chỉ bắt mắt mà khi nhìn tạo được sự thiện cảm, ấn tượng cũng như cảm xúc mạnh cho người xem. Hình dáng của nó làm sao để tôn lên được giá trị của cổ và kỳ, dù cổ và kỳ có lớn đến đâu mà hình tổng thể yếu thì giá trị của nó cũng sẽ bị giảm đi. 
 
Thiết nghĩ chỉ với ba tiêu chí trên cũng đủ để đánh giá vẻ đẹp của chậu cây cảnh nghệ thuật là như thến nào, tuy nhiên cũng có một số tài liệu nói về tiêu chí “Văn” hay còn gọi là chủ đề của cây. Khi cây có giá trị về nghệ thuật và tên lại hay thì quả là một điều hoàn hảo, thế những đôi khi cũng nên để chủ đề “mở” để mỗi người thưởng thức lại có những liên tưởng riêng.
 


 

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Mua chậu cây cảnh ở đâu?

Bạn là một người yêu thích trồng cây hoa và chăm sóc cho chúng? Thị trường có quá nhiều địa chỉ cung cấp chậu cây cảnh khác nhau nhưng bạn lại không biết nên chọnmua chậu ở đâu nơi nào là đảm bảo chất lượng cũng như đạt được mọi yêu cầu của bạn? Tất cả những điều trên hiện đang làm giảm bớt hứng thú của bạn đối với việc trồng cây cảnh? Nếu vậy hãy yên tâm bởi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn bí kíp mua chậu cây cảnh được dễ dàng hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé!
 
1.Mua chậu cây cảnh đảm bảo độ an toàn cho cây
 
Như chúng tôi cũng đã nói ở trên, hiện nay thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp chậu cây cảnh khác nhau, đó không chỉ là chậu xi măng, chậu men, chậu sứ mà còn có chậu nhựa hay nhiều loại chậu có chất liệu khác nhau. Với chậu cây cảnh Phát Khương bạn sẽ tìm được đủ loại chậu xi măng khác nhau với hình dáng, vuông, tròn, chữ nhật, bác giác…với kinh nghiệm 20 năm trong nghề, đảm bảo mang lại cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
 
Không chỉ sản xuất và phân phối các loại chậu cây cảnh thì cơ sở Phát Khương còn cung cấp khóa đào tạo dạy nghề làm chậu cảnh cho đội ngũ nhân viên có niềm đam mê với nghề. Những sản phẩm chậu được làm ở cơ sở Phát Khương ngoài chất liệu thép thì còn có kim loại khá bền đẹp, mẫu mã đa dạng và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
 
2. Loại chậu trồng cây có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào?
 
Với thiết kế kiểu dáng, hình khối lớn nhỏ khác nhau, việc mua chậu cây cảnh ở Phát Khương bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc di chuyển hay bố trí nó ở đâu dù là trong sân vườn, hiên nhà, trong phòng khách, phòng bếp hay thậm chí là trên bàn làm việc. Tùy vào mỗi không gian khác nhau mà bạn lại cho một loại chậu cây cảnh với kích thước và kiểu dáng khác nhau. Đội nhân viên của chúng tôi cũng sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn được một sản phẩm chậu cây cảnh tốt nhất.
 
3. Mua chậu cây cảnh đảm bảo vệ sinh, môi trường 
 
Dựa vào kích thước và kiểu dáng để lựa chọn chậu cây cảnh là chưa đủ bởi vì bạn còn phải quan tâm đến vấn đề thoát nước của chậu đó ra sao, nó có tính năng thông minh không cho phép nước tích tụ, đảm bảo vệ sinh môi trường hay không? Nếu như loại chậu cây cảnh mà bạn chuẩn bị lựa chọn không có những tính năng này thì hãy xem xét kỹ lưỡng hơn trước khi đưa ra quyết định.
 
Với nhưng chia sẻ trên đây của chúng tôi phần nào bạn đã biết cách lựa chọn nhà cung cấp chậu cây cảnh nào là tốt nhất. Để không mất thời gian bạn có thể liên hệ với cơ sở Phát Khương để đưa yêu cầu cũng như đặt riêng những mẫu chậu mà bạn yêu thích. Chúc bạn tìm được những chậu cây cảnh đẹp, phù hợp với mong muốn của bạn.
 
http://www.chaucaycanh.net/mua-chau-cay-canh-o-dau-ar-20.aspx


 

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Cách trang trí chậu bonsai, chậu cảnh mini nhỏ

Trang trí chậu cây cảnh mini trong nhà không chỉ điều hòa được không khí mà còn tô điểm cho căn phòng thêm đẹp hơn. Hiện nay tại các cửa hàng bánchau canh đều có những mẫu chậu khác nhau, tuy nhiên để tạo được ấn tượng hơn cho căn phòng thì bạn có thể sáng tạo một chút trong cách trang trí chậu cây cảnh. Sau đây là một vài gợi ý của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo:
 
1.Miếng bánh ngọt màu sắc
 
Nếu chưa bao giờ bạn nghĩ đến việc sử dụng những màu sắc rực rỡ để trang trí cho phần đất trong chậu để trồng cây thì hãy thử một lần để xem hiệu quả mà nó mang lại như thế nào nhé? Bạn sẽ không cần phải dùng đến những lớp sỏi có màu xám hay trắng mà thay vào đó là những màu sắc rực rỡ ví dụ như màu hồng hay màu đỏ, như vậy trồng nó sẽ giống như một chiếc bánh ga tô dâu ngọt ngào và càng làm cho chậu cây thêm nổi bật hơn.
 

Cách trang trí chậu cảnh mini nhỏ
2.Bình nước mát lành
 
Bạn thích một chậu cây cảnh nhỏ ở đặt trên bàn làm việc nhưng lại thường hay đãng trí không tưới nước cho nó khiến cây bị chết, vậy thì chậu cây cảnh thủy sinh như thế này quả là một lựa chọn không tồi chút nào. Bất kỳ lọ thủy tinh nào bạn đều có thể sáng tạo lên một châu cảnh mini nhỏ xinh bằng cách trang trí ở phần dưới đáy chậu, tiếp đó đặt ở bên trong một cây cảnh thủy sinh nhỏ, như vậy nó không giúp cho chậu cây vừa đẹp, vừa mát mà mục tiêu trang trí nhà của bạn cũng được hoàn thành.
 
3.Bộ sưu tập kì thú
 
Trong nhà có những chậu thủy tinh rỗng không còn sử dụng, bạn đừng vội vứt chúng đi vì nó có thể giúp bạn tạo nên một sưu tập chậu cây cảnh độc đáo, có một không hai đấy nhé! Không cần phải quá cầu kỳ sắp xếp chúng ngay hàng, thẳng lối mà đôi khi chỉ cần một chút ngẫu hứng, sáng tạo là bạn đã sở hữu được một bình cây có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ cho căn phòng.
 
4.Chậu cảnh treo cao
 
Khung cửa sổ cũng là một vị trí thích hợp để bạn treo những lãng cây xinh xắn, mát mắt và khiên cho căn nhà thêm phần lãng mạn. Thay vì trồng cây vào những chậu  thì bạn có thể lấy chúng ra và trồng vào những chiếc khung treo như thế này cũng đủ để tạo nên một không gian sống động chào đón đón nắng hè.
 
5.Hô biến chai nhựa
 
Nếu bạn cảm thấy việc sử dụng chai lọ thủy tinh đã không còn lạ mắt và trông trở nên nhàm chán rồi thì bạn hãy thay thế nó bằng những chai nhựa. Ý tưởng này tương đối tạo bạo những cách thực hiện khá đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại cũng rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần dùng đến một lớp sỏi, than, đất và những loại cây trồng thực vật nhiệt đới, biến ngôi nhà của bạn trở thành một khu vườn nhiệt đới, quanh năm mát mẻ.
 
 

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Cách trang trí chậu bonsai, chậu cảnh mini nhỏ

Trang trí chậu cây cảnh mini trong nhà không chỉ điều hòa được không khí mà còn tô điểm cho căn phòng thêm đẹp hơn. Hiện nay tại các cửa hàng bánchau canh đều có những mẫu chậu khác nhau, tuy nhiên để tạo được ấn tượng hơn cho căn phòng thì bạn có thể sáng tạo một chút trong cách trang trí chậu cây cảnh. Sau đây là một vài gợi ý của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo:
 
1.Miếng bánh ngọt màu sắc
 
Nếu chưa bao giờ bạn nghĩ đến việc sử dụng những màu sắc rực rỡ để trang trí cho phần đất trong chậu để trồng cây thì hãy thử một lần để xem hiệu quả mà nó mang lại như thế nào nhé? Bạn sẽ không cần phải dùng đến những lớp sỏi có màu xám hay trắng mà thay vào đó là những màu sắc rực rỡ ví dụ như màu hồng hay màu đỏ, như vậy trồng nó sẽ giống như một chiếc bánh ga tô dâu ngọt ngào và càng làm cho chậu cây thêm nổi bật hơn.
 

Cách trang trí chậu cảnh mini nhỏ
2.Bình nước mát lành
 
Bạn thích một chậu cây cảnh nhỏ ở đặt trên bàn làm việc nhưng lại thường hay đãng trí không tưới nước cho nó khiến cây bị chết, vậy thì chậu cây cảnh thủy sinh như thế này quả là một lựa chọn không tồi chút nào. Bất kỳ lọ thủy tinh nào bạn đều có thể sáng tạo lên một châu cảnh mini nhỏ xinh bằng cách trang trí ở phần dưới đáy chậu, tiếp đó đặt ở bên trong một cây cảnh thủy sinh nhỏ, như vậy nó không giúp cho chậu cây vừa đẹp, vừa mát mà mục tiêu trang trí nhà của bạn cũng được hoàn thành.
 
3.Bộ sưu tập kì thú
 
Trong nhà có những chậu thủy tinh rỗng không còn sử dụng, bạn đừng vội vứt chúng đi vì nó có thể giúp bạn tạo nên một sưu tập chậu cây cảnh độc đáo, có một không hai đấy nhé! Không cần phải quá cầu kỳ sắp xếp chúng ngay hàng, thẳng lối mà đôi khi chỉ cần một chút ngẫu hứng, sáng tạo là bạn đã sở hữu được một bình cây có thể mang đến những hiệu quả bất ngờ cho căn phòng.
 
4.Chậu cảnh treo cao
 
Khung cửa sổ cũng là một vị trí thích hợp để bạn treo những lãng cây xinh xắn, mát mắt và khiên cho căn nhà thêm phần lãng mạn. Thay vì trồng cây vào những chậu  thì bạn có thể lấy chúng ra và trồng vào những chiếc khung treo như thế này cũng đủ để tạo nên một không gian sống động chào đón đón nắng hè.
 
5.Hô biến chai nhựa
 
Nếu bạn cảm thấy việc sử dụng chai lọ thủy tinh đã không còn lạ mắt và trông trở nên nhàm chán rồi thì bạn hãy thay thế nó bằng những chai nhựa. Ý tưởng này tương đối tạo bạo những cách thực hiện khá đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại cũng rất tuyệt vời. Bạn chỉ cần dùng đến một lớp sỏi, than, đất và những loại cây trồng thực vật nhiệt đới, biến ngôi nhà của bạn trở thành một khu vườn nhiệt đới, quanh năm mát mẻ.
 
 

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Cách trồng cây cảnh trong nhà bằng chậu xi măng

Với diện tích nhà phố cũng như sân vườn ngày càng hạn hẹp thì nhiều người đã quyết định mang mảng xanh vào trong không gian sống của họ. Cách làm này không những giúp điều hòa được không khí mà còn tô điểm thêm vẻ đẹp của ngôi nhà bằng chậu xi măng. Tuy nhiên trong số những loại cây cảnh thì có cũng có một số loại có chứa độc tố hoặc do các trồng cây cảnh không thích hợp khiến cho căn phòng trở nên tối tắm hơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy làm thế nào để trồng cây cảnh trong nhà, câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của chúng tôi.

1.Chọn cây có kích thước phù hợp
 
Không giống với việc trồng cây cảnh ở bên ngoài, trong căn phòng diện tích của nó không đủ rộng, vì vậy bạn nên chọn những loại cây có kích thước phù hợp cả về chiều cao và chiều rộng. Nếu như bạn chọn cây có kích thước quá cao thì ánh sáng vào căn phòng không đủ, ngược lại nếu bạn chọn cây quá thấp thì nó ảnh hưởng đến mỹ quan của căn phòng. Ngoài ra số lượng cây trong phòng cũng không được vượt quá 10% để đảm bảo độ thông thoáng nhất định.
 
2.Chọn cây phù hợp với lượng anh sáng
 
Đây cũng là yếu tố giúp cho cây phát triển tốt hơn. Khi chọn cây bạn phải xem xét xem nó là loại cây ưa sáng hay chỉ phát triển được trong điều kiện môi trường râm mát, thiếu sáng. Sau khi đã xác định được yếu tố này thì việc lựa chọn loại cây cảnh để trồng trong nhà cũng trở nên đơn giản hơn.
 
3.Lựa chọn vị trí để bày biện
 
Trong nhà thì cửa sổ hướng Nam chính là nơi cung cấp nhiều ánh sáng nhất, vì vậy mà đây chính là địa điểm lý tưởng cho việc bày biện cây xanh trong nhà. Dù bạn có đặt chậu cây cảnh có ở xa đến đâu thì chúng vẫn nhận được ánh sáng cần thiết. Đối với cửa sổ hướng Đông là nơi cung cấp lượng ánh sáng tốt cho cây vào những tiếng đầu tiên trong ngày vì vậy để đảm bảo nhu cầu ánh sáng của cây thì bạn phải đặt cây ở ngay sát cửa sổ.
 
Cửa sổ hướng Tây là nơi cung cấp lượng ánh sáng tốt nhất cho cây vào buổi chiều, điều này cũng có nghĩa là ánh sáng mà nó cung cấp sẽ nóng hơn. Do đó nếu bạn muốn trưng bạy chậu cây cảnh ở đây thì bạn phải chọn những loại cây ưa sáng, có khả năng chịu được ánh nắng gắt vào buổi chiều. Còn hướng Bắc chính là hướng có lượng cung cấp ánh sáng cho cây thấp nhất vì vậy nếu đặt cây ở cửa sổ hướng Bắc thì bạn nên chọn những loại cây đòi hỏi ít ánh sáng mà thôi.
 
Nếu trong nhà của bạn ít ánh sáng mà loại cây bạn chọn cần nhiều ánh sáng thì không thể nào phù hợp để trồng trong nhà ví dụ như hoa hồng, cúc, trâm ổi…Ngoài ra còn có một số loại cây khác như mã tiền, trúc đào, vạn thiên thanh bạn cũng không được trồng trong nhà vì nó chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người khá nhiều. Đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ, không kiểm soát được việc bé chơi đùa và lỡ may ngắt cây nhai thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

http://www.chaucaycanh.net/mach-ban-cach-trong-cay-canh-trong-nha-ar-16.aspx
 


 

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

chậu cây cảnh bằng xi măng, chậu xi măng

Bên cạnh việc trồng cây và mang lại nguồn dinh dưỡng cần thiết kế giúp cây phát triển được tốt hơn thì chậu bonsai còn có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cây cảnh nói chung và cây bonsai nghệ thuật nói riêng. Dù là người mới tập tành chơi bonsai hay đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cũng gặp khó khăn ít nhiều trong việc lựa chọn chậu bonsai phù hợp với từng loại cây, do đó chúng tôi đã tổng hợp thông tin và bí kíp để chọn chậu phù hợp nhất trong bài viết dưới đây để giúp người trồng bonsai dễ dàng lựa chọn được một chiếc chậu mà mình ưng ý nhất!

1.Hai nguyên tắc chọn chậu

Có hai nguyên tắc để chọn chậu, một là dựa vào màu men, hai là dựa vào độ cao của thân cây.

+ Đối với màu men: Đây là yếu tố góp phần giúp nổi bật lên màu sắc của hoa quả nếu như bạn chơi loại bonsai hoa quả, còn nếu là loại bonsai chơi thân lá thì nó sẽ làm nổi bật lên màu sắc cảu thân lá. Khi lựa chọn màu men của chậu cây cảnh bạn không được bỏ qua yếu tố này, chúng tôi có thể ví dụ nếu cây bonsai của bạn có hoa màu vàng và trắng thì bạn có thể chọn loại chậu có màu nâu, tím hay da chu. Còn với những loại cây có hoa màu đỏ, tím thì hãy chọn loại chậu có màu trắng, xanh ngọc hay thậm chí là màu vàng đều được. Tránh không được chọn màu sắc của men chậu trùng với màu sắc của hoa lá cây vì như vậy nó sẽ không đạt được tính thẩm mỹ nữa.



Bí kíp chọn chậu bonsai phù hợp với từng loại cây

+ Đối với độ cao của thân cây: Bạn phải luôn ghi nhớ nguyên tắc chọn chậu đó là chậu ngắn phù hợp với cây cao và ngược lại chậu cao thì chọn cây thấp, điều này mới dung hòa và cân bằng được tổng thể. Bạn không nên lựa chọn những chiếc chậu có thiết kế quá sâu vì trông nó không những nặng nề mà còn xấu hơn so với những kiểu chậu khác. Lời khuyên dành cho bạn là có thể dùng ang hoặc bể với lượng đất đủ để duy trì sự sinh trưởng và phát triển cho cây.
Một điều mà bạn không được bỏ qua đó là dù có lựa chọn loại chậu nào đi chăng nữa, nhất là những loại chậu có thiết kế mỏng thì bạn phải thường xuyên thay đất cho cây. Loại đất dùng để trồng cũng cần phải được trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi trồng cây vào chậu tránh để cho phần rễ cao tơ hơn thành chậu vì như vậy nó sẽ không còn đẹp và trôi đi hết phần chất dinh dưỡng.

2. Chú ý đến địa điểm đặt chậu cảnh

Khi đặt chậu cây cảnh thì bạn cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, lượng gió và không khí. Ánh sáng là yếu tố giúp cây quang hợp được, tuy nhiên mỗi loại cây đều có nhu cầu về ánh sáng ít nhiều khác nhau. Thông thường cây được trồng ở trong chậu bonsai thì thời gian chiếu sáng cho nó ít nhất cũng phải được 5 giờ và đặc biệt bạn nên ưu tiên nguồn ánh sáng ban mai cho cây.


Bí kíp chọn chậu bonsai phù hợp với từng loại cây

Vấn đề tiếp theo mà bạn cần phải quan tâm nữa đó chính là môi trường trồng cây, nó phải đảm bảo trong lành, thông thoáng và có độ gió vừa phải. Đối với nhiệt độ cũng tương tự như vậy, nếu nhiệt độ không đủ thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nó còi cọc hơn, không ra hoa hoặc thậm chí là chết.
Một lời khuyên nữa mà chúng tôi dành cho bạn là không nên để chậu bonsai trực tiếp xuống mặt đất vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến các loài côn trùng như sâu bọ, mối, kiến, giun…phát sinh. Vị trí đặt giá cây cao hơn khoảng 60cm tính từ mặt đất trở lên chính là địa điểm lý tưởng để cây sinh trưởng, phát triển và việc chăm sóc cho cây cũng trở nên dễ dàng hơn

http://www.chaucaycanh.net/bi-kip-chon-chau-bonsai-phu-hop-voi-tung-loai-cay-ar-15.aspx

Click Ủng Hộ Nhé