Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

chaucaycanh.net - Những tiêu chí đánh giá chậu bonsai đẹp

Cái đẹp vốn không có giới hạn, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Thế nhưng ở một phạm trù nào đó cái đẹp lại có những chuẩn mực riêng để con người hướng đến những chuẩn mực ấy. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh giá một chậu cây bonsai đẹp, hãy cùng theo giỏi nhé!
 
1.Cổ mộc :
 
Cổ mộc hay còn gọi là cổ thụ, ý chỉ thời gian tồn tại của cây bonsai ấy như thế nào, nó đã đạt đến sự cổ lão hay chưa. Thông thường chúng ta thường gặp hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là cổ lão nhân tạo tức là dùng những biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ của thân cây trở nên sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, rêu mốc…Việc làm này nếu khéo léo có thể đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao, tuy nhiên độ cổ lão của nó không diễn ra đồng bộ mà chỉ ở một phần nào đó mà thôi, vì vậy mà nó rất dễ nhận ra.
 
Còn cỗ lão tự nhiên là do sự thay đổi của thời gian cây bonsai đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng loạt. Sau một quá trình cắt tỉa nhiều lần nên trên các đốt của cành, nhánh, dăm bị chùn ngắn lại, bộ lá cũng sẽ thu nhỏ lại một các tự nhiên dù rằng bình thường nó khá lớn. Nhìn tổng thể toàn thân cây như bị đanh lại, thể hiện được sự phong trần theo năm tháng. So với cây cỗ lão nhân tạo thì cây cỗ lão tự nhiên quý hơn rất nhiều. Nó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
 
2.Kỳ mộc :
 
Đây cũng là một yêu cầu chung trong nghệ thuật cây cảnh, nó giúp cho loại cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, đơn điệu và tạo nên một kỳ mộc. Kỳ chính là đường nét được vặn xoát, khoảng gập có phần đột ngột và hơi dị thường, những chiếc rễ cũng được nổi lên trên mặt đất. Kỳ do hai khả năng tác động nên, một là yếu tố tự nhiên, do môi trường sống khắc khổ hình thành, những người trồng bonsai chuyên nghiệp đã tận dụng và khai thác nó một cách triệt đểm phô diễn đường nét tự nhiên của nó. 
 
Hai là do con người tạo ra từ một chậu bonsai bình thường người nghệ nhân đã dùng óc sáng tạo cảu mình để làm nên những đường nét kỳ lạ, tạo sự độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc. Mặc dù không thể nào sánh bằng so với việc tạo nên từ tự nhiên, tuy nhiên sự kỳ lạ của nhân tạo cũng được đánh giá khá cao.
 
3. Mỹ 
 
Đây chính là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, hình dáng của cây. Nó không chỉ bắt mắt mà khi nhìn tạo được sự thiện cảm, ấn tượng cũng như cảm xúc mạnh cho người xem. Hình dáng của nó làm sao để tôn lên được giá trị của cổ và kỳ, dù cổ và kỳ có lớn đến đâu mà hình tổng thể yếu thì giá trị của nó cũng sẽ bị giảm đi. 
 
Thiết nghĩ chỉ với ba tiêu chí trên cũng đủ để đánh giá vẻ đẹp của chậu cây cảnh nghệ thuật là như thến nào, tuy nhiên cũng có một số tài liệu nói về tiêu chí “Văn” hay còn gọi là chủ đề của cây. Khi cây có giá trị về nghệ thuật và tên lại hay thì quả là một điều hoàn hảo, thế những đôi khi cũng nên để chủ đề “mở” để mỗi người thưởng thức lại có những liên tưởng riêng.

http://www.chaucaycanh.net/nhung-tieu-chi-danh-gia-chau-bonsai-dep-ar-23.aspx


 

Click Ủng Hộ Nhé